Chùm ảnh lột trần chân lý sống thời hiện đại

Họa sĩ Pawel Kuczynski  (sinh năm 1976 tại Ba Lan) tốt nghiệp chuyên ngành Đồ họa tại Học viện Mỹ thuật Poznan, bắt đầu theo đuổi phong cách biếm họa từ năm 2004 và đã giành gần 100 giải thưởng với thể loại này. Tranh của Pawel Kuczynski hoàn toàn được vẽ trên giấy với màu nước và bút chì màu. Cách minh họa theo lối hoạt hình, mang nét hài hước nhẹ nhàng khá gần với tranh cổ động.

Giá trị của bộ tranh không phải ở hình ảnh hay màu sắc mà chính là những câu chuyện ẩn giấu phía sau. Qua nét vẽ của tác giả, những thực trạng nhức nhối của thế giới ngày nay hiện lên một cách chân thực, hoàn toàn không che đậy. Từ chiến tranh, đói nghèo đến bóc lột lao động trẻ em... những sự thật hầu như mọi người đều biết nhưng lại chẳng mấy ai để tâm và nhiều lúc khiến chúng ta xót lòng bởi nó diễn ra hàng ngày trong chính xã hội mà ta đang sống.

Những chủ đề lớn lao và trừu tượng thường khó thể hiện bằng hình ảnh, song tác giả đã khéo léo đơn giản hóa chúng thông qua những sự vật gần gũi, mang tính tượng trưng mà lại ẩn chứa đằng sau mỗi tác phẩm là một bài học, lời cảnh báo với người xem về thực trạng cuộc sống.

Liệu một lúc nào đó, hành tinh xanh có trở thành chiếc nồi khổng lồ ninh chính cỏ cây động vật? Hay hiểu một cách khác, liệu thế giới có trở thành chiếc nồi "ninh chín" hòa bình, công lý dưới áp lực của xung đột, chiến tranh?

Các loài thú hoang dã vẫn vô tư với cuộc sống của mình mà không biết có cạm bẫy đang chờ ở phía trước.

Những số phận “dưới đáy xã hội”. Bi kịch của họ là phải hy sinh cơ hội của mình để đổi lấy sự sinh tồn.

Những "vết thương" do chiến tranh để lại... dù chúng ta có cố gắng hàn gắn thì nó vẫn để lại sẹo.

Nghèo đói và thất nghiệp như quả bom nổ chậm.

 

Khi con người quên rằng họ đang sống giữa tập thể mà đặt lợi ích và lòng tham cá nhân lên trước thì kết quả cuối cùng sẽ chẳng tốt đẹp. Đây là 1 bức ảnh mang rất nhiều nghĩa. 

Ngành công nghiệp phát triển đồng nghĩa với sự xuống cấp trầm trọng của môi trường sống. Đến một lúc nào đó, thay vì ăn hạt dẻ, loài sóc sẽ phải "mài răng" vào những quả tên lửa. 

Liệu có còn tồn tại một tình bạn chân thành trong cuộc sống đầy rẫy sự giả tạo này?

Khoảng cách giàu nghèo tưởng xa lạ nhưng thực sự đang hiện hữu ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Sự thờ ơ trong xã hội ngày càng đáng sợ. Trước sự nguy hiểm của đồng loại, bao nhiêu người sẽ đưa tay ra cứu giúp, bao nhiêu người lạnh lùng đứng ngoài, thản nhiên với những “thành quả” họ kiếm được trên sự nguy hiểm ấy?

“Làm sạch không khí” hay dùng lời nói dối hoa mĩ để che đậy sự thật xấu xa?

Bởi sự thật vẫn luôn là sự thật dù có được tô vẽ thế nào đi nữa.

ST

Bình Luận